IT-Click Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

IT-Click Forum

Diễn đàn dành cho K16T đại học Văn Lang
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share|

bài tập Triết cá nhân

Xem chủ đề cũ hơn
Xem chủ đề mới hơn
Go down
Tác giảThông điệp
nguyendat_250
Moderator
nguyendat_250
Moderator
Posts : 632
Đóng góp : 545725
Join date : 18/10/2010
Age : 31
Đến từ : Tp.Hồ Chí Minh
Tài Sản của : nguyendat_250 bài tập Triết cá nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: bài tập Triết cá nhân bài tập Triết cá nhân  Empty5/11/2010, 22:26

.....................(¯°º•.¸?¯°•.¸_IT-Click_¸.•°¯?¸.•º°¯).....................
Bài Tập
Dựa vào nội dung phép biện chứng duy vật, hãy chứng minh hệ thống triết học Mac là 1 hệ thống triết học Mở

time: 2 tuần...time due: 15/11

Đây là bài cá nhân, mấy bạn làm bài xong gửi mail cho thầy Thạnh
buitathanh@vanlanguni.edu.vn
:lol!: :lol!: :lol!: :lol!:

Hãy cảmơn bài viết của nguyendat_250 bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down
admin
Admin
admin
Admin
Posts : 409
Đóng góp : 565206
Join date : 18/10/2010
Age : 29
Tài Sản của : admin bài tập Triết cá nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bài tập Triết cá nhân bài tập Triết cá nhân  Empty5/11/2010, 23:40

.....................(¯°º•.¸?¯°•.¸_IT-Click_¸.•°¯?¸.•º°¯).....................
cái này ai làm rồi post lên forum cho mọi người tham khảo đi :(

Hãy cảmơn bài viết của admin bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down
https://it-click.forumvi.com
nguyendat_250
Moderator
nguyendat_250
Moderator
Posts : 632
Đóng góp : 545725
Join date : 18/10/2010
Age : 31
Đến từ : Tp.Hồ Chí Minh
Tài Sản của : nguyendat_250 bài tập Triết cá nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bài tập Triết cá nhân bài tập Triết cá nhân  Empty5/11/2010, 23:42

.....................(¯°º•.¸?¯°•.¸_IT-Click_¸.•°¯?¸.•º°¯).....................
uhm`, tui đọc đề ko hiểu ji` ráo...
mấy bạn nào làm rùi post vài ý tụi tui tham khảo zới...
thanks

Hãy cảmơn bài viết của nguyendat_250 bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down
TBK
Member
Member
Posts : 112
Đóng góp : 505475
Join date : 19/10/2010
Tài Sản của : TBK bài tập Triết cá nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: góp ý bài tập Triết cá nhân  Empty7/11/2010, 12:33

.....................(¯°º•.¸?¯°•.¸_IT-Click_¸.•°¯?¸.•º°¯).....................
Trời ơi pose lên cho tui cộp pi với ik tui khổ quá òi tui hông còn sức khỏe nữa huhuhu ... bài tập Triết cá nhân  448355((:((

Hãy cảmơn bài viết của TBK bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down
la trung hao
Thành viên tích cực
la trung hao
Thành viên tích cực
Posts : 331
Đóng góp : 528292
Join date : 19/10/2010
Tài Sản của : la trung hao bài tập Triết cá nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bài tập Triết cá nhân bài tập Triết cá nhân  Empty10/11/2010, 13:41

.....................(¯°º•.¸?¯°•.¸_IT-Click_¸.•°¯?¸.•º°¯).....................
Phép biện chứng duy vật là một môn học thuyết khoa học, và cũng như bất kỳ một học thuyết khoa học, nó chứa đựng trong mình tính hệ thống chặt chẽ. Với tính cách là một hệ thống, phép biện chứng có nội dung rất phức tạp và đa dạng, có nhiều yếu tố, nhiều cấp độ và nhiều chức năng. Điều đó không phải ngẫu nhiên, vì nó phản ánh ngày càng sâu rộng thế giới hiện thực.
Đặc trưng của phép biện chứng với tính cách là một hệ thống.
Sự tìm tòi nghiên cứu các hệ thống triết học đã có từ thời cổ đại.
Nhưng về nguyên tắc, đó chỉ là sự cố gắng thiết lập nên các hệ thống trừu tượng, tư biện, không liên quan gì đến thế giới hiện thực, thậm chí có tham vọng đạt đến chân lý tận cùng, chân lý tuyệt đối. Một hệ thống kiểu như vậy, tiêu biểu là triết học Hê-ghen, mà nền tảng của nó là ý niệm tuyệt đối . Hê-ghen tuyên bố hệ thống triết học của mình là đỉnh cao của tư tưởng nhân loại, là công cụ để giải quyết mọi vấn đề, mọi mâu thuẫn của tự nhiên cũng như của xã hội.
Chính sự ra đời của phép biện chứng duy vật mác-xít đóng vai trò là tinh hoa, là đỉnh cao trong sự nhận thức hiện thực khách quan.
Vậy phép biện chứng có phải là một hệ thống, một hệ thống khoa học hay không?
Bất kỳ một khoa học nào cũng đều biểu hiện là một hệ thống các nguyên lý và các quy luật, các tiên đề và các lý thuyết, các học thuyết và giả thuyết, các khái niệm, phán đoán và suy luận. Đó là tổng thể các hình thức lôgíc liên quan mật thiết với nhau, cái này được rút ra từ cái kia, cái này là sự cụ thể hoá của cái khác. Nguồn gốc của nó, cơ sở của nó, các yếu tố, cấu trúc và chức năng của nó không nằm ở chính nó, mà là ở trong hiện thực, trong thực tiễn.
Tính chất phức tạp trên đây liên quan trực tiếp đến một khoa học trừu tượng và phổ biến- Đó là phép biện chứng duy vật. Xung quanh khoa học ấy có một số người đối lập cũng thừa nhận chức năng phương pháp luận, nhưng lại phủ nhận tính hệ thống của nó.
Họ có những lý lẽ khác nhau
Không tin vào khả năng phản ánh tính vô tận của thế giới khách quan, vào trong lôgíc của các phạm trù; khẳng định rằng, trong phạm trù, các khái niệm thì tính vật chất của thế giới bị mất đi; đánh giá việc hệ thống hoá các phạm trù là công việc mang tính hình thức, tách rời khỏi nội dung của nó; khẳng định rằng, việc thiết lập một hệ thống triết học là công việc có quá khứ dã qua, không có triển vọng, và phủ nhận sự phát triển của khoa học cũng như thực tiễn…
Trong khi đó tính hệ thống là bản tính tất yếu của tất thảy mọi khoa học. Khoa học nghiên cứu các quy luật vận động và phát triển của thế giới khách quan và sự phản ánh của chúng vào trong bộ não con người. Nhưng mọi quy luật đều là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, ổn định và lập đi lập lại, nghĩa là thậm chí mỗi quy luật đều thể hiện tính hệ thống, các mối liên hệ, tác động qua lại của các hiện tượng và quá trình. Nhưng một khi tổng thể các hiện tượng và quá trình được phản ánh vào trong một quy luật phạm trù nào đó, thì đồng thời nó cũng liên hệ, tác động qua lại với một tổng thể khác được phản ánh vào trong các phạm trù, quy luật khác. Chính vì vậy, các quy luật, phạm trù đó cũng liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Như vậy, mối liên hệ, tác động qua lại của các quy luật và các phạm trù là sự phản ánh các mối liên hệ, tác động qua lại của của thế giới khách quan. Từ đó, chúng hình thành nên các khoa học, mà được biểu hiện với tính cách là một hệ thống. Nhiệm vụ của mỗi khoa học với tính cách là hệ thống là làm thế nào để phản ánh ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, phù hợp hơn tính hệ thống của các khách thể mà khoa học đó nghiên cứu.
Tất cả những vấn đề trên đều liên quan đầy đủ đến phép biện chứng duy vật với tính cách là hệ thống các nguyên lý, quy luật và phạm trù, nhằm định hướng cho sự phát triển của các hệ thống khoa học chuyên ngành. Phép biện chứng duy vật là một hệ thống chỉnh thể các hình thức lôgíc với các yếu tố nhất định, với cấu trúc nhất định, những chức năng nhất định, với mối liên hệ qua lại với môi trường, trong đó nó là một hệ thống mở, hệ thống phát triển.
Phép biện chứng duy vật về mặt hình thức là chủ quan, nhưng về mặt nội dung là mang tính khách quan. Nó là một hệ thống chỉnh thể của các hình thức tư tưởng, đồng thời nó luôn luôn được bổ sung bởi các thành tựu của khoa học và thực tiễn. Như vậy, phép biện chứng duy vật là một hệ thống đa diện, đa chiều, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Vì thế, có thể định nghĩa phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến, là khoa học về sự vận động, phát triển, hoặc với tính cách là lôgíc học, cũng như với tính cách là lý luận nhận thức. Song các khía cạnh ấy không mang bản chất độc lập, không phải là các lý luận độc lập, mà là các yếu tố có mối liên hệ hữu cơ với nhau, làm cho phép biện chứng duy vật trở thành một lý luận thống nhất, một hệ thống lý luận.
Cơ sở thống nhất tất cả các khía cạnh, các mặt, các đặc điểm, các nguyên lý, phạm trù của phép biện chứng duy vật- đó là thực tiễn. Chính trên cơ sở thực tiễn mà phép biện chứng duy vật mới xuất hiện và phát triển, Nhờ có cơ sở thực tiễn mà các nguyên lý, qui luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật mới có tính chân lý, mới có sự phù hợp với hiện thực . Thực tiễn khẳng định sự thống nhất cái vật chất và cái tinh thần, cái lịch sử và cái lôgíc, cái khách quan và cái chủ quan, cái tự nhiên và cái xã hội loài người. Và chính nhờ thực tiễn mới có sự thống nhất giữa phép biện chứng với chủ nghĩa duy vật tạo thành một chỉnh thể.
Trên cơ sở giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, phép biện chứng duy vật với tính cách là một hệ thống khoa học khám phá ra các quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, cũng như vạch ra những con đường nhận thức và cải tạo nó. Các nguyên lý, quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật mang tính chất chung nhất, tổng hợp nhất cả về mặt bản thể luận và mặt nhận thức luận. Điều đó làm cho phép biện chứng duy vật mang một ý nghĩa phương pháp luận phổ biến và là một trong những đặc trưng để phân biệt với các hệ thống khoa học khác.
Các sự vật, hiện tượng trong thế giới biểu hiện với tính cách là hệ thống các quy luật, các nguyên tắc chung nhất, các mối liên hệ tác động qua lại chung nhất, tổng hợp nhất. Ăng-ghen nói: “Tất cả giới tự nhiên mà chúng ta có thể nghiên cứu được, là một hệ thống, một tập hợp gồm các vật thể khăng khít với nhau, nhưng ở đây , chúng ta hiểu vật thể là tất cả những thực tại vật chất, từ tinh tú đến nguyên tử, cho đến cả những hạt ê-te, nếu chúng ta thừa nhận sự tồn tại của hạt ê-te”. Vì vậy, phép biện chứng duy vật nghiên cứu thế giới như một chỉnh thể và nó không thể không là một hệ thống.


Đọc hết phần này sẽ giải quyết được 80% câu hỏi, còn 100% là bí mật, tự xử.
Mà tui biết là hầu hết chả ai thèm đọc đâu bài tập Triết cá nhân  124494 chắc chắn luôn bài tập Triết cá nhân  767688

Enjoy!! bài tập Triết cá nhân  1709

Hãy cảmơn bài viết của la trung hao bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down
nguyendat_250
Moderator
nguyendat_250
Moderator
Posts : 632
Đóng góp : 545725
Join date : 18/10/2010
Age : 31
Đến từ : Tp.Hồ Chí Minh
Tài Sản của : nguyendat_250 bài tập Triết cá nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bài tập Triết cá nhân bài tập Triết cá nhân  Empty10/11/2010, 13:49

.....................(¯°º•.¸?¯°•.¸_IT-Click_¸.•°¯?¸.•º°¯).....................
zậy trả lời sao, đọc rồi chang73 hiểu ji` hết trơn á...

Hãy cảmơn bài viết của nguyendat_250 bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down
la trung hao
Thành viên tích cực
la trung hao
Thành viên tích cực
Posts : 331
Đóng góp : 528292
Join date : 19/10/2010
Tài Sản của : la trung hao bài tập Triết cá nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bài tập Triết cá nhân bài tập Triết cá nhân  Empty10/11/2010, 18:55

.....................(¯°º•.¸?¯°•.¸_IT-Click_¸.•°¯?¸.•º°¯).....................
Dựa vào phép duy vật biện chứng-> đưa ra luận cứ, luận điểm, chứng minh cho lời nói mình đưa ra là đúng.
Hệ thống triết học Mac là 1 hệ thống triết học Mở-> Vì sao nói nó là hệ thống, do đâu khẳng định nó là hệ thống triết học mở và mở ở đâu
Đem những luận cứ ở trên đưa vào để chứng minh, kế đến giải thích "mở" mang ý nghĩa gì.

Cố lên vì mục đích cao xa của triết học bài tập Triết cá nhân  281965 bài tập Triết cá nhân  124494

Hãy cảmơn bài viết của la trung hao bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down
admin
Admin
admin
Admin
Posts : 409
Đóng góp : 565206
Join date : 18/10/2010
Age : 29
Tài Sản của : admin bài tập Triết cá nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bài tập Triết cá nhân bài tập Triết cá nhân  Empty12/11/2010, 20:54

.....................(¯°º•.¸?¯°•.¸_IT-Click_¸.•°¯?¸.•º°¯).....................
Bài tham khảo của bạn Đăng nè. Mình gộp chung vào đây cho tiện ha


Dựa vào nội dung phép biện chứng duy vật, hãy chứng minh hệ thống triết học Mac là 1 hệ thống triết học Mở



Bản chất khoa học và cách mạng của triết học Mác được thể hiện trước hết ở thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác là kim chỉ nam cho hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội. Thứ hai là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc nền tảng của triết học Mác. Thứ ba, triết học Mác là sự thống nhất giữa tính mở, tính phát triển của hệ thống lý luận và tính ổn định của lập trường duy vật biện chứng và những phương pháp luận cơ bản của nó. Đó là những giá trị vĩnh hằng của triết học Mác. Những giá trị đó đã làm nên sức sống của triết học Mác trong xã hội hiện đại, nhưng để giữ được sức sống ấy, bản thân triết học Mác cũng phải được đổi mới trước những biến đổi của đời sống xã hội hiện đại.


*Thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác - kim chỉ nam cho hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội

Phép biện chứng duy vật là tinh hoa của trí tuệ nhân loại được C.Mác và Ph.Ăngghen đúc kết và V.I.Lênin phát triển trên cơ sở những thành tựu cao nhất của triết học, của khoa học hiện đại và thực tiễn xã hội - lịch sử toàn nhân loại. Những khái niệm, phạm trù nguyên lý, quy luật và những phương pháp luận cơ bản của nó mang tính phổ quát. Chúng bao quát, tác động, chi phối cả giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người ở mọi nơi và trong mọi giai đoạn lịch sử. Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật trở thành thế giới quan và phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nói ngắn gọn nó là kim chỉ nam cho suy nghĩ và hành động.


*Sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn trong triết học Mác

Triết học Mác không chỉ là sự kế thừa những giá trị của các hệ thống triết học trước đó, mà điều quan trọng là sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn của loài người, nhất là thực tiễn cách mạng. Chính C.Mác đã đưa phạm trù thực tiễn vào triết học và coi đó là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn khách quan của chân lý. Chính vì vậy, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trở thành nguyên tắc nền tảng của triết học Mác. Sự thống nhất này được thể hiện cả trong thời gian lẫn không gian.


*Sự thống nhất giữa tính mở, tính phát triển hệ thống lý luận và tính ổn định của lập trường duy vật biện chứng và những phương pháp luận cơ bản
Tính mở và phát triển của triết học Mác được thể hiện ở chỗ

+Thứ nhất, nó luôn hướng về thực tiễn - xã hội và lịch sử (phát triển sản xuất, cải tạo xã hội, phát triển khoa học - công nghệ,...), hướng về thời đại, về tương lai, chứ tuyệt nhiên không phải là thứ lý luận thư phòng và kinh viện. Sinh thời, C.Mác đã chỉ rõ rằng, mọi triết học chân chính đều là tinh hoa tinh thần của thời đại, chúng đều cần tiếp xúc và tương tác với thế giới hiện thực của thời đại mình. Triết học Mác là một lý luận như vậy. Nó không lảng tránh mà luôn nhìn thẳng vào hiện thực, sử dụng thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật để hướng dẫn, giải quyết những vấn đề cơ bản và bức thiết trong đời sống xã hội ở các dân tộc khác nhau, đồng thời, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận và dự báo tương lai.

+Thứ hai, triết học Mác bác bỏ mọi chủ nghĩa bè phái và luôn tỏ rõ thái độ đúng đắn với mọi triết học phi macxít. Chẳng hạn, khi ra đời và phát triển, triết học Mác đã không phủ định sạch trơn di sản triết học trước đó, mà kế thừa một cách có phê phán những tinh hoa của nó để xây đựng hệ thống lý luận của mình.

+Thứ ba, với tư cách phép biện chứng duy vật, triết học Mác có khả năng tự đổi mới và phát triển. Sinh thời cả C.Mác, Ph.Ăngghen và Lênin đều cho rằng, không có học thuyết nào đạt tới chân lý tuyệt đích, cuối cùng và triết học Mác cũng không phải là ngoại lệ. Lập trường, thế giới quan và phương pháp luận cơ bản của triết học Mác là kim chỉ nam cho hành động, mở đường và chỉ dẫn cho con người tiếp tục nhận thức chân lý chứ không đi tới chân lý tuyệt đích, cuối cùng.

*** Tính mở, tính phát triển của triết học Mác không mâu thuẫn mà thống nhất biện chứng với tính ổn định của lập trường duy vật biện chứng và những phương pháp luận cơ bản của nó. Đây cũng là một nguyên tắc của triết học Mác. Nó đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa học phiệt, chủ nghĩa cơ hội và mọi mưu toan hòng lợi dụng sự biến đổi của hoàn cảnh để phủ nhận triết học Mác.

Hãy cảmơn bài viết của admin bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down
https://it-click.forumvi.com
hoabui
Member
hoabui
Member
Posts : 140
Đóng góp : 513866
Join date : 19/10/2010
Đến từ : Diên Khánh - Khánh Hòa
Tài Sản của : hoabui bài tập Triết cá nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: bài triết cá nhân bài tập Triết cá nhân  Empty12/11/2010, 23:24

.....................(¯°º•.¸?¯°•.¸_IT-Click_¸.•°¯?¸.•º°¯).....................
thiệt là môn này botay.com lun, có tài liệu sẵn lun mà hok bít viết, đọc thiệt là hok hiểu gì lun á, bài tập Triết cá nhân  788194

Hãy cảmơn bài viết của hoabui bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down
hoabui
Member
hoabui
Member
Posts : 140
Đóng góp : 513866
Join date : 19/10/2010
Đến từ : Diên Khánh - Khánh Hòa
Tài Sản của : hoabui bài tập Triết cá nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: bài tập triết cá nhân bài tập Triết cá nhân  Empty13/11/2010, 22:02

.....................(¯°º•.¸?¯°•.¸_IT-Click_¸.•°¯?¸.•º°¯).....................
ĐÂY LÀ BÀI TUI MỚI LÀM VÀ NỘP THẦY LUN OY, MỌI NGƯỜI THAM KHẢO NHA, CÓ GÌ SAI SÓT MONG MỌI NGƯỜI THÔNG CẢM, HEHE bài tập Triết cá nhân  360752


Triết học là môn khoa học chung nhất, nghiên cứu về các sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội, nhằm tìm ra các quy luật của các đối tượng nghiên cứu. Mục đích của triết học là giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thể luận và nhận thức luận..

Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lí, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức, ba trình độ cơ bản: phép biện chứng chất phát thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin

Theo định nghĩa phép biện chứng duy vật của Ph.Ăngghen: “ Phép biện chứng … là một môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy. Ông cũng cho rằng: “ Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”. Và cũng theo đó phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác có hai đặc trưng cơ bản: một, là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học; hai, là có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận( biện chứng duy vật) do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới

Theo C.Mác: Biện chứng khách quan là cái có trước, còn biện chứng chủ quan (tư duy biện chứng) là cái có sau và là phản ánh của biện chứng khách quan, đây là sự khác nhau giữa phép biện chứng duy vật của ông với phép biện chứng duy tâm của Hêghen. C.Mác cho rằng ông chỉ làm công việc là đặt phép biện chứng duy tâm của Hêghen “đứng trên hai chân của mình” tức là đứng trên nền tảng duy vật.
Theo C.Mác thì phép biện chứng chính là “khoa học về mối liên hệ phổ biến trong tự nhiên xã hội và tự nhiên, trong tư duy”. Theo Lênin thì phép biện chứng là “học thuyết về sự phát triển đầy đủ, sâu sắc và toàn diện nhất, học thuyết về tính tương đối của sự vật”.

Trên cơ sở khái quát các mối liên hệ các mối quan hệ phổ biến và sự phát triển, những quy luật phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của tất thảy mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xã hội và tư duy phép biện chứng duy vật cùa chủ nghĩa Mác – Lênin cung cấp những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho quá trình nhận thức thế giới và cải tạo thế giới, đó không chỉ là phương pháp luận khách quan mà còn là phuong pháp luận toàn diện, phát triển, lịch sử – cụ thể, phương pháp luận phân tích mâu thuẫn nhằm tìm ra nguồn gốc, động lực cơ bản cùa quá trình vận động, phát triển ...

Ba mối liên hệ chủ yếu trong phép biện chứng duy vật là: 1. Mối liên hệ cùng tồn tại và phát triển; 2. Mối liên hệ thâm nhập lẫn nhau tuy có sự khác nhau nhưng vẫn có sự giống nhau; 3. Mối liên hệ về sự chuyển hoá vận động và phát triển. Các mối liên hệ được khái quát thành các cặp phạm trù như (phần tử - hệ thống, nguyên nhân - kết quả, lượng - chất) và các quy luật (quy luật lượng - chất, quy luật đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định).

Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới. Đó là các mối liên hệ giữa: lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng... Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất cơ bản của các mối liên hệ. Ở tính phổ biến, theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa lại là hệ thống mở, tồn tại liên hệ với các hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.

Vậy nói tóm lại triết học C.Mác là một hệ thống sáng tạo, là một hệ thống mở, không ngừng được bổ sung, được làm phong phú thêm bởi chính thực tiễn và phát triển. Cùng với chính sự phát triển thực tiễn, học thuyết của C.Mác là kim chỉ nam cho hành động.



MỪNG WÁ XÁ, CUỐI CÙNG CŨNG LÀM XONG, KHÔNG LÀ CÒN NHỨC ĐẦU NỮA
bài tập Triết cá nhân  340497 bài tập Triết cá nhân  340497 bài tập Triết cá nhân  340497 bài tập Triết cá nhân  124494 bài tập Triết cá nhân  124494


Hãy cảmơn bài viết của hoabui bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down
nguyendat_250
Moderator
nguyendat_250
Moderator
Posts : 632
Đóng góp : 545725
Join date : 18/10/2010
Age : 31
Đến từ : Tp.Hồ Chí Minh
Tài Sản của : nguyendat_250 bài tập Triết cá nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bài tập Triết cá nhân bài tập Triết cá nhân  Empty14/11/2010, 22:05

.....................(¯°º•.¸?¯°•.¸_IT-Click_¸.•°¯?¸.•º°¯).....................
hoabui đã viết:
ĐÂY LÀ BÀI TUI MỚI LÀM VÀ NỘP THẦY LUN OY, MỌI NGƯỜI THAM KHẢO NHA, CÓ GÌ SAI SÓT MONG MỌI NGƯỜI THÔNG CẢM, HEHE bài tập Triết cá nhân  360752

có post cho tụi tui tham khảo là được òi, ai dám chê bai ji` hử???
Thanks mấy bạn nhá, để tui nghiên cứu... bài tập Triết cá nhân  360752 bài tập Triết cá nhân  360752

Hãy cảmơn bài viết của nguyendat_250 bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down
admin
Admin
admin
Admin
Posts : 409
Đóng góp : 565206
Join date : 18/10/2010
Age : 29
Tài Sản của : admin bài tập Triết cá nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bài tập Triết cá nhân bài tập Triết cá nhân  Empty14/11/2010, 22:31

.....................(¯°º•.¸?¯°•.¸_IT-Click_¸.•°¯?¸.•º°¯).....................
nguyendat_250 đã viết:
hoabui đã viết:
ĐÂY LÀ BÀI TUI MỚI LÀM VÀ NỘP THẦY LUN OY, MỌI NGƯỜI THAM KHẢO NHA, CÓ GÌ SAI SÓT MONG MỌI NGƯỜI THÔNG CẢM, HEHE bài tập Triết cá nhân  360752

có post cho tụi tui tham khảo là được òi, ai dám chê bai ji` hử???
Thanks mấy bạn nhá, để tui nghiên cứu... bài tập Triết cá nhân  360752 bài tập Triết cá nhân  360752

đương nhiện rồi bài của Hoabài tập Triết cá nhân  536695

Hãy cảmơn bài viết của admin bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down
https://it-click.forumvi.com
Sponsored content

Tài Sản của : Sponsored content bài tập Triết cá nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bài tập Triết cá nhân bài tập Triết cá nhân  Empty

.....................(¯°º•.¸?¯°•.¸_IT-Click_¸.•°¯?¸.•º°¯).....................

Hãy cảmơn bài viết của Sponsored content bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

bài tập Triết cá nhân

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
...-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài-...
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
IT-Click Forum :: -‘๑’- Relax-‘๑’- :: Thảo luận chung-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất